Kỹ năng xin việc

Sinh viên đang học  »  Kỹ năng xin việc


9 sách lược giúp bạn chiến thắng công việc

1. Luôn có mục tiêu

 

Điều bạn muốn có được chính là mục tiêu bạn cần đạt đến. Mục tiêu được xây dựng trên các vấn đề như: hiện tại bạn là ai, bạn muốn trở thành người như thế nào, bạn cần bao lâu để trở thành người bạn mong muốn. Việc lựa chọn con đường trưởng thành, cách biến mục tiêu thành hiện thực và mức độ hi sinh cho mục tiêu đó quyết định đến mức độ thành công mục tiêu.

 

Một sinh viên mói tốt nghiệp đại học và bước vào xã hội trong một thời gian ngắn không thể tạo ra nhiều giá trị kỳ tích cho doanh nghiệp, nếu bạn không xác định rõ con đường mình nên và vạch ra mục tiêu kế hoạch cụ thể thì rõ ràng bạn đang đưa mình vào khủng khoảng!

 

2. Năng động thích ứng với mọi hoàn cảnh

 

Trên thực tế, mỗi người đều có sự lựa chọn với hoàn cảnh xung quanh mình, cụ thể như:

-          Từ bỏ: Thông qua từ chức, thôi việc để chủ động thay đổi hiện tại

-          Thay đổi: Yếu tố hoàn cảnh, môi trường tác động đến sự thay đổi tâm lý của con người khiến bạn quyết định sự thay đổi.

-          Thích ứng: Nếu bạn không thể thay đổi hiện thực vậy hãy tìm cách thích ứng với môi trường đó.

-          Oán trách: Đây là cách lựa chọn thiếu sáng suốt nhất mà nhiều người lựa chọn, điều này chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi mà thôi.

 

3. Người có thể mang lại sự tôn trọng cho bạn chỉ có thể là chính bạn

 

Trong cuộc sống, quyền lợi của bạn được quyết định bởi chính năng lực bạn có! Dù trong xã hội hiện tại vần tồn tại hiện tượng thiếu công bằng dù bạn đi đâu, làm ở vị trí nào, vẫn có sự phân cấp trong và thiếu bình đẳng. Điều bạn cần làm là tự nâng cấp bản thân, thông qua sự nỗ lực trong ngừng để đạt được vị trí cao hơn.

 

4. Chiến thắng bản thân

 

Dù bạn có ưu tú, nhưng nhất định bạn còn có thể làm tốt hơn thế. Những lúc khó khăn nhất, lựa chọn từ bỏ hay tiếp tục đối mặt cần chính ý chí và quyết tâm của bạn quyết định.

 

5. Thành tích được tạo ra từ bạn

 

Nhìn rõ mối quan hệ giữa doanh nghiệp, công ty và cá nhân sẽ giúp bạn có được mục tiêu rõ ràng hơn: Bạn có thể làm gi? Bạn biết làm gì? Bạn làm như thế nào? Bạn mang đến những gì cho doanh nghiệp và khách hàng? Bạn sẽ có được điều gì?

 

6. Muốn làm+ làm được= Có thể đạt được

 

Dưới góc độ người lãnh đạo, cho dù cái làm được rất quan trọng nhưng điều bạn muốn làm cũng rất quan trọng. Giải quyết một vấn đề chủ yếu dựa vào những vấn đề tương đương nhưng vấn đề tuyệt đối không thể được giải quyết nếu dựa vào mức độ nảy sinh của nó. Chỉ ra vấn đề rõ ràng tức là đã giải quyết một nửa vấn đề đó. Vì vậy người lãnh đạo cần phát hiện vấn đề chính xác, phân tích, giải quyết và rút ra kinh nghiệm, bắt tay từ nguyên nhân và tìm cách giải quyết chúng.

 

Là người lãnh đạo, bạn có thể đoán trước vấn đề có thể xảy đến và nhanh chóng giải quyết là điều hết sức quan trọng, hãy bắt đầu từ:  bạn có thể làm gì để năng cao bản thân và doanh thu chông ty? Mấu chốt cho việc năng cao thành tích bản thân ở đâu? Công việc tiến hành gần đây có giúp ích cho thành tích của bạn? Bạn làm thế nào để cải thiện công việc hiện tại?

 

7. Làm tốt công việc hiện tại

 

Hoàn thành tốt công việc hơn mọi người, đừng lo lắng nếu người khác không thấy được điều đó, ngay cả cấp trên của bạn. Bạn cần thường xuyên nhắc nhở bản thân, mình chỉ là nhân viên bình thường như bao người khác chứ không phải là viên kim cương chưa được tỏa sáng. Dù bản thân vượt trội hơn người, bạn cần cố găng phát huy thế mạnh và năng lực biến bản thân tỏa sáng để người khác phát hiện khả năng của bạn.

 

Đa số chúng ta đều suy ngẫm vấn đề từ góc độ của bản thân: tại sao mình không được người khác phát hiện? Hoặc nguyên nhân chính là bản thân bạn. Nếu bạn cho rằng mình thực sự có tài, hãy để kết quả và thành tích vượt trội cho người khác thấy.

 

8. Phát huy thế mạnh

 

Ai cũng có ưu điểm nhất định, người lãnh đạo thường sẽ nhìn thấy ưu điểm chứ không chỉ quan tâm đến khuyết điểm thế yếu của cấp dưới từ đó có cách lãnh đạo, bồi dưỡng và giúp đỡ thích hợp.

 

Sự khác biệt lớn nhất giữ cấp trên và cấp dưới chính là lãnh đạo là người từng được giáo dục. Tố chất người quản lý không thể được quyết đinh bằng thành tích công việc mà sự thành bại dựa trên khả năng lãnh đạo cấp dưới của họ. Vì vậy, người lãnh đạo ưu tú trước hết cần đào tạo ra nhân viên xuất sắc!

 

9. Học cách biết ơn, giúp đỡ người khác

 

Có người lựa chọn bỏ việc vì lãnh đạo, nhưng chính sự nghiêm khắc của lãnh đạo cũng giúp không ít nhân viên trưởng thành hơn. Có thể nói, mọi việc đều có hai mặt, quan trọng là cách bạn nhìn nhận vấn đề ra sao. Dưới góc độ người lãnh đạo, khách hàng khó tính chưa hẳn là điều xấu, ít nhất sếp có thể giúp bạn phát hiện vấn đề bản thân.


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  3,094,151       1/863