Dưới mái trường

Tận dụng thế mạnh, khoa CNTT "chuyển mình" cùng Dự án EMVITET

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới (công nghiệp 4.0) và đồng thời tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin (CNTT), Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Lạc Hồng đã và đang nỗ lực tham gia các dự án quốc tế, với mong muốn đổi mới toàn diện và nhất là tăng cường năng lực cho giảng viên bắt kịp nền giáo dục 4.0.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới (công nghiệp 4.0) và đồng thời tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin (CNTT), Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Lạc Hồng đã và đang nỗ lực tham gia các dự án quốc tế, với mong muốn đổi mới toàn diện và nhất là tăng cường năng lực cho giảng viên bắt kịp nền giáo dục 4.0.

Trường ĐH không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo,
giải quyết các vấn đề thực tiễn

Hoạt động tăng cường năng lực cho giảng viên

Vừa qua, sau phiên làm việc giữa Đại học Lạc Hồng với Ban Dự án EMVITET (Empowering Vietnamese VET Teachers for Transformation towards Education 4.0 - Tăng cường năng lực cho giảng viên Việt Nam hướng đến giáo dục 4.0). Đây là dự án tăng cường năng lực thuộc chương trình Erasmus+ được tài trợ bởi Cộng đồng châu Âu. Khoa Công Nghệ thông tin là 1 trong 2 khoa kỹ thuật của Trường chính thức tham gia dự án. Dự án được thực hiện trong 3 năm (2019 – 2020). Theo đó, các Khoa sẽ đề cử giảng viên tham gia tập huấn 3 tuần tại Phần Lan vào tháng 09 tới.

Tham gia dự án tăng cường năng lực cho giảng viên CNTT

Các giảng viên khoa Công nghệ thông tin tham gia Dự án EMVITET

Để tham gia dự án, đòi hỏi các giảng viên phải có trình độ tiếng Anh tốt. Đội ngũ giảng viên này sẽ trở thành cầu nối cùng EMVITET thực hiện mục đích:

 - Tạo ra hệ sinh thái học tập mới cho Giáo dục 4.0 tại Việt Nam, dựa trên phương pháp học tập lấy sinh viên làm trung tâm, giáo dục dựa trên năng lực, hợp tác/kết nối mạng trong môi trường kỹ thuật số và chia sẻ kiến thức thông qua cộng đồng thực hành;

- Thay đổi tư duy của người dạy, người học và các bên liên quan nhằm tạo ra một cách vận hành mới dựa trên sự cộng tác sâu rộng và chặt chẽ của cả hệ sinh thái giáo dục;

- Thay đổi các cấu trúc giáo dục (chương trình giảng dạy, quy trình, quản lý) nhằm gia tăng những hỗ trợ cần thiết cho người học;

- Thay đổi tư duy và hình thành mô hình vận hành mạng lưới kết nối các đại học Việt Nam để đáp ứng với nhu cầu Giáo dục 4.0.

http://emvitet.org/

Giáo dục 4.0 nên được hiểu như thế nào?

Giáo dục 4.0 là một mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức.

Tham gia dự án tăng cường năng lực cho giảng viên CNTT

Giáo dục 4.0 giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và mọi nơi

Mô hình này cũng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giảng viên, sinh viên; tạo điều kiện cho hợp tác giữa giáo dục đại học và sản xuất công nghiệp; gắn kết cùng các nỗ lực phát triển kinh tế khu vực và địa phương… Giáo dục 4.0 giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân hóa, hoàn toàn quyết định việc học tập theo nhu cầu của bản thân.

Bên cạnh đó, Giáo dục 4.0 sẽ giúp thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình đại học. Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội. Trường không chỉ đóng khung trong các bức tường của giảng đường, lớp học hay phòng thí nghiệm, mà phải mở rộng kết hợp với các doanh nghiệp, với thị trường lao động để trở thành một hệ sinh thái giáo dục.

Sinh viên được chú trọng tăng cường ngoại ngữ để bắt kịp hướng đi hội nhập

Những bước tiến không ngừng

Hiện tại, Khoa đã và đang nghiên cứu tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới;  tích cực học tập và tham gia các khoá đào tạo của Build IT, Jica và các tổ chức giáo dục khác… để hướng đến xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng. Khoa đặc biệt yêu cầu đội ngũ giảng viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm giúp người học phát huy tối đa vai trò của mình trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Qua đó, thực hiện mục tiêu tiến hành các hoạt động tổ chức kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA (mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á) và tiến tới kiểm định theo tiêu chuẩn ABET (Hiệp hội các ngành nghề tại Mỹ) của Khoa CNTT trong thời gian tới. Với những nỗ lực của tập thể sư phạm, cùng với những định hướng của Trường, hi vọng rằng Khoa CNTT sẽ góp phần cùng ĐH Lạc Hồng trở thành hệ sinh thái giáo dục như mong đợi.

Tham gia dự án tăng cường năng lực cho giảng viên CNTT

Khoa mở rộng việc kết hợp với các doanh nghiệp, với thị trường lao động vẽ hướng đi cho sinh viên

Diễm Nhi

Tận dụng thế mạnh, khoa CNTT, Dự án EMVITET


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        11,013,348       1/944